chi tiết
Cập nhật 11:02 24/03/2022 Lượt xem: 248
Share via Email
In bài viết

Sửa lỗi Ba Mẹ

Mỗi năm vào mùa Chay, người Kitô hữu có dịp tham dự nhiều buổi tĩnh tâm do các giáo xứ tổ chức.

Ngoài ra, có rất nhiều video do các linh mục chia sẻ được đăng trên YouTube để mọi người cùng suy niệm.

Tĩnh Tâm Mùa Chay 2022

Dưới đây là 3 câu trong nhiều câu hỏi được giáo dân nêu ra trong một buổi tĩnh tâm qua phần chia sẻ của Lm. JB Phương Đình Toại.

1.Người công giáo tin Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, như vậy lúc nào ta cầu nguyện với Đức Chúa Cha, lúc nào cầu nguyện với Đức Chúa Con và lúc nào với Chúa Thánh Thần?

Nếu chúng ta hiểu Chúa là Thiên Chúa Ba Ngôi thì khi chúng ta cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng cầu nguyện với Chúa Cha và Chúa Con.

Khi chúng ta cầu nguyện với Chúa Con, chúng ta cũng cầu nguyện với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Thứ nhất, khi mình muốn cầu nguyện thôi, bởi lúc mình muốn cầu nguyện thôi là mình đã được ơn của Chúa Thánh Thần.

Không tự nhiên mà mình cầu nguyện với Chúa, mình biết Chúa, phải có ơn Chúa Thánh Thần, mình mới mở lòng ra, mình mới muốn cầu nguyện với Chúa.

Ngay cả việc mình khao khát, mình cầu nguyện, chưa cầu nguyện, mình chỉ muốn cầu nguyện thôi, thì đó đã là ơn Chúa rồi, đó là cầu nguyện rồi.

Lời cầu nguyện của chúng ta nếu được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần, thì nó luôn luôn là một sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Nhưng con người chúng ta rất là giới hạn, … cái não của chúng ta chỉ có thể giới hạn với một Đấng duy nhất lúc đó, một đối tượng duy nhất, tại vì khi cầu nguyện là hai người nên con người chúng ta chỉ có thể gặp, tương tác với một người cùng lúc hoặc là cùng lúc đó mình với ai đó nhưng cái việc mà mình mở ra với ai đó đã đòi hỏi phải có ơn Chúa.

2. Xưng tội mình được gì?

Mình xưng tội để được ơn tha thứ, để tha thứ được cho người khác.

Mình có cái để tha thứ cho người khác.

Nếu mình không đi xưng tội thì mình không có cái đó, và mình cứ tiếp tục sống trong sự bực tức.

Mình không cái để tha thứ cho những người đã làm lỗi với mình.

3. Kinh Thánh có dạy: “Anh em hãy sửa lỗi cho nhau”, vậy thì chúng ta sửa lỗi cho nhau, trong đó có ba mẹ chúng ta thì chúng ta có nên sửa lỗi của ba mẹ chúng ta hay không?

Vấn đề không phải là sửa lỗi cho nhau hay không, mà là cách sửa lỗi.

Chúa dạy chúng ta là khi mình bất hòa với ai, mình phải đi gặp người đó trước khi đi dâng của lễ.

Khi mình bất hòa, không hài lòng với ai, mình phải gặp riêng người đó để nói, khi gặp riêng người đó mà nói không được, mình kiếm một người làm chứng, không được nữa mới đi ra cộng đoàn đúng không?

Đa số mình sai ở chỗ là cái cách mình nói, mình không đến để giải hòa mà mình đến để lên án người khác.

Sửa lỗi khác với lên án.

Ví dụ như cha mẹ chúng ta, không có ai hoàn hảo, mình cũng không hoàn hảo.

Ví dụ như là cha mẹ nhiều khi hiểu sai về con, nói con “Tại sao con thế này, thế kia” mà con đâu phải đâu thì người cha, người mẹ nói “Bố mẹ hiểu sai về con, xin lỗi con” hoặc là đứa con nó có thể nói với bố mẹ “Con không phải như vậy hay bố mẹ nghĩ sai về con”.

Đó là một cách để cho mình giúp cho bố mẹ (ba mẹ) hiểu rõ hơn về mình hay là có cái nhìn đúng hơn.

Nhưng mà khi mình lên án là chết, ông là người xấu, không được.

Không bao giờ mình được lên án bất cứ người nào, coi họ là người xấu.

Hay là coi họ, dùng cái hành động sai của họ mà áp đặt lên họ như là người xấu.

Nếu mình làm được, mình phân biệt được giữa hành động với con người thì cái đó rất dễ.

Có những cái sai mình sửa được, có những cái sai mình đâu có sửa được.

Nhưng tốt hơn hết là mình biết sai, mình sửa thôi.

Mình nghĩ rằng “Con với cha mẹ , khi mình sửa lỗi, mình phải bắt đầu bằng lòng biết ơn trước, cách tốt nhất là vậy.”

Cha mẹ đau khổ khi con, nó chỉ thấy cái sai mà nó không thấy cái đúng của ba mẹ.

Nó không thấy cái công ơn ba mẹ đã làm cho nó.

Nếu mình biết được lòng biết ơn “Con cảm ơn bố mẹ đã làm cái này, cái này cho con nhưng có cái này con chưa hiểu được, xin bố mẹ giúp con hiểu hơn.”

Nhiều khi cái đó người ta dễ đón nhận hơn.

Còn mình chỉ vô, mình chỉ thấy cái sai thôi, mình không cho thấy cái lòng biết ơn, không thấy được những gì mà ba mẹ đã làm cho mình, dễ làm cho ba mẹ đau khổ mà còn càng khó đón nhận.

Đâu có ai trong chúng ta hoàn hảo.

Ngoài 3 câu hỏi trên, còn có nhiều câu hỏi hay được giải đáp trong video dưới đây.

(Trích Bài giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm 2022 của Lm. J.B Phương Đình Toại)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận