chi tiết
Cập nhật 05:55 29/03/2022 Lượt xem: 418
Share via Email
In bài viết

Đức tin và Ơn Chúa

Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều người xin Chúa chưa được, chạy đến Đền Đức Mẹ cầu cho được cái này, xin cái kia.

Khi xin được rồi là về đem hoa tới, làm một tấm bia tuyệt đẹp tạ ơn Đức Mẹ.

Ai quyền năng hơn?

Chúng ta cầu nguyện như thế nào?

Trên đây là các câu hỏi của một giáo dân trong một buổi tĩnh tâm Mùa Chay năm 2022 với Lm. J.B Phương Đình Toại

Khi Chúa trên thập giá, Chúa nói với người con của Chúa, người học trò của Chúa.

Chúa nói: “Thưa Bà, này là con Bà.”

Chúa nói với học trò: “Này là Mẹ con.”

Chúa phó thác giáo hội cho Mẹ Maria và chúa phó thác Mẹ của mình cho người học trò của mình.

Ở đây nói lên điều gì, mình hiểu một cách con người thật.

Ví dụ như mình là người cha và đứa con của mình, nó tới nó xin cái này của mình, mình nói “thôi, con tới con nói mẹ con đi, mẹ con cho con” nhưng mà dĩ nhiên là cha với mẹ hiểu nhau và biết.

Đứa con nó chạy tới mẹ rồi mẹ cho nó nhưng mà với cái hiểu biết được rằng là người cha nói mẹ cho nó.

Nhưng đứa con mới 3-4 tuổi, nó xin như vậy, bây giờ nó đã 50 mấy tuổi rồi, và khi nó năm mươi mấy tuổi rồi, nó chạy tới, nó cứ xin cho con cái đó đi.

Mình là người lớn, mình đã bảy mươi mấy tuổi rồi, nói “trời ơi, con năm mươi mấy tuổi con còn xin ba cái đó, con phải tự lo cho con cái đó chứ, con lớn con tự lo được.”

Trong giai đoạn đầu của đời sống đức tin, thường mình xin, Chúa cho mình, do mình còn nhỏ trong Đức tin, còn giới hạn và mình cần cái ơn, cần cái này, cái kia để củng cố đức tin của mình.

Nhưng đến một mức độ nào đó, đến khi mình lớn rồi đó, Chúa sẽ không cho mình cái mình xin.

Tại vì sao vậy? vì mình không còn là con nít trong Đức tin nữa, mình là người lớn.

Chúng ta thử nghĩ xem nếu như mà xin ơn Đức Mẹ và đều được hết thì tại sao không phải tất cả mọi người đều được, tại sao người được, người không.

Tại sao Đức Mẹ hiện ra Fatima thôi, hiện ra ở La Vang, không hiện ra ở đây? Tại sao có người đến xin ơn thì được, người đến xin ơn thì không? có thể là lúc đó, ở giai đoạn đó trong Đức tin của người đó, người đó cần ơn để củng cố, để đi tiếp được.

Nhưng không có nghĩa rằng lúc nào người đó cũng được và cũng có thể con, bác hay là tất cả chúng ta không được, không phải là Chúa không thương mình nhưng mà mình đã đủ lớn để đi hành trình Đức tin đó một mình.

Vậy thì ý con nói ở đây là gì? không phải là xin Đức Mẹ được hơn, xin Chúa được hơn hay là xin Đức Mẹ được, về xin Chúa không được.

Vậy thì ai là người cho ơn?

Ơn luôn luôn là từ Chúa và thông qua Đức Mẹ là người mà Chúa trên thập giá đã trao cho con của mình, trao Giáo Hội nhưng không có nghĩa rằng mình không xin được ơn từ Đức Mẹ hay không xin được ơn từ Chúa là Chúa không thương mình.

Lúc nào đó mình cần ơn Chúa, Chúa cho mình và có những lúc Chúa cho mình cái ơn để đi qua cái đau khổ để mình trưởng thành.

Cái ơn lớn nhất của chúng ta không phải là mình được cho cái này, cái kia mà ơn lớn nhất của chúng ta, ơn đặc biệt nhất của chúng ta là gì?

Là có thể giống như Chúa Giêsu trên thập giá.

Nếu chúng ta duyệt lại tất cả những người thánh, các thánh, người mà gần đây nhất, gần với lịch sử chúng ta nhất là Đức Hồng Y Thuận.

Một người thánh thiện như thế mà tại sao ngài đau khổ như Chúa trên thập giá, và người hoán cải rất nhiều người.

Gần quê hương chúng ta, đất nước chúng ta, chỗ này nè, ai nhiều nhất từ Phú Yên ra, các thánh tử đạo.

Họ được cái gì, chém đầu.

Lucia, một trong ba đứa trẻ thấy được Mẹ Fatima, được thấy mẹ Fatima thì được cái gì, chết vì bệnh lao mới có mười mấy tuổi thôi.

Ơn rất là khác, ơn là để cho chúng ta trở nên giống Chúa và sống được đời sống Đức tin với Chúa, chứ không phải để cho chúng ta sung sướng hơn hay là không phải đau khổ nữa, không phải bệnh nữa, không phải chết nữa.

Tất cả ân sủng đều hướng mình về với Chúa hết.

Còn tùy vào các giai đoạn phát triển của con người, mức độ trưởng thành của từng người, Chúa cho mỗi ơn nhất định để mình đối diện.

(Trích Bài giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm 2022 của Lm. J.B Phương Đình Toại)

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận