chi tiết
Cập nhật 04:41 14/01/2022 Lượt xem: 348
Share via Email
In bài viết

Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa tội

Mười sáu trẻ nhỏ đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa tội vào sáng Chúa Nhật, ngày 9 tháng Giêng 2022.

Các em bé này là những đứa trẻ sơ sinh của các nhân viên Tòa thánh và Giáo triều Rôma.

Các nghi thức lễ rửa tội này, diễn ra trong Thánh lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa do Đức Giáo Hoàng cử hành giữa các bức bích họa lộng lẫy của Michelangelo, duy trì một truyền thống được thiết lập bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ năm 1981.

Như vậy, trong bốn mươi năm qua, hàng trăm trẻ em đã bước vào đời sống Kitô, hân hạnh được Đức Giáo Hoàng rửa tội, ở một nơi mà vẻ đẹp và sự thánh khiết hòa làm một.

Nhà nguyện Sistina là một nơi trang trọng và vượt thời gian, một nơi linh thiêng vượt qua nhiều thế kỷ.

Đó là nơi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Hồng Y Đoàn trong Cơ Mật Viện bầu Người kế vị tương lai của Thánh Phêrô.

Khung cảnh hoành tráng của các cuộc bầu cử giáo hoàng, một kiệt tác thời Phục hưng đón gần năm triệu khách du lịch mỗi năm, cũng kín đáo và thân mật trở thành địa điểm cho một loại khán giả hoàn toàn khác là một hơn một chục trẻ sơ sinh và gia đình của họ.

Những em bé được chính Đức Giáo Hoàng rửa tội là con của các nhân viên của Tòa Thánh và Giáo triều Rôma theo truyền thống được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thiết lập vào ngày 11 tháng Giêng năm 1981.

Ban đầu, buổi lễ diễn ra trong Nhà nguyện Pauline của Dinh Tông Tòa, và sau đó kể từ năm 1983, trong Nhà nguyện Sistina gần đó.

Ban đầu, lễ rửa tội ở Nhà nguyện Sistina chỉ dành cho con cái của Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ nhưng sau đó được mở rộng cho con cái của các viên chức giáo dân của Giáo triều.

Mario Galgano, một nhân viên người Thụy Sĩ của Bộ Truyền thông Tòa thánh, nói:

“Trong một ngày, nhà nguyện của Michelangelo trở thành giáo xứ của chúng tôi.

Bầu không khí rất giống gia đình, và Đức Giáo Hoàng cảm thấy rất thoải mái trong vai trò linh mục quản xứ này.

Ngài còn đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ trẻ.”

Mario nói từ kinh nghiệm khi đứa con gái bé bỏng của cô, là Sofia, được Đức Thánh Cha Phanxicô rửa tội trong nhà nguyện Sistina vào tháng Giêng năm 2014.

Đây là “lần đầu tiên” vị Giáo hoàng người Á Căn Đình, lên ngôi vào năm trước, cử hành nghi thức này trong nhà nguyện Sistina.

Buổi lễ rửa tội này được giám sát bởi Văn phòng Các Cử hành Phụng vụ của Đức Giáo Hoàng, và được áp dụng cho con cái của các đôi vợ chồng kết hôn trong Giáo Hội theo nghi thức Công Giáo.

Để đủ điều kiện, đứa trẻ phải dưới một tuổi.

Mỗi trẻ em có thể được đi cùng với bốn khách: cha mẹ, cha đỡ đầu và mẹ đỡ đầu; những người còn lại trong gia đình có thể theo dõi buổi lễ trực tiếp thông qua Vatican Media và các đài phát thanh và truyền hình đối tác.

Sau buổi diễn tập trang phục không có mặt của Đức Giáo Hoàng, buổi lễ thực sự diễn ra khá trang trọng, nhờ phần đệm âm nhạc tuyệt vời của ca đoàn Nhà nguyện Sistina.

Khung cảnh lộng lẫy có tuổi đời năm thế kỷ này tràn ngập không khí ấm áp, tươi trẻ của những gia đình hạnh phúc.

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang lên dưới hầm của Michelangelo, và một đống xe đẩy chiếm một góc của nhà nguyện.

Và như Mario Galgano tiết lộ, thậm chí còn có một dãy bàn thay tã cho trẻ nhỏ được đặt gần đó tại một trong các phòng của điện Tông Tòa.

Sau cùng, đây là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn, thể hiện qua lời trấn an của ngài đối với các bậc cha mẹ của những trẻ được rửa tội vào năm 2020 khi ngài nói với họ “hãy để con họ khóc và la hét” trong Thánh lễ.

Đức Thánh Cha nói:

“Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục nghi thức Rửa tội.

Hãy ghi nhớ điều này: nghĩa vụ của anh chị em là thông truyền đức tin cho con em, truyền bá đức tin tại gia đình, bởi vì cũng chính ở đó, anh chị em đã học được đức tin, rồi anh chị em mới học trong các lớp giáo lý.

Nhưng trước khi tiếp tục, tôi muốn nói một điều khác nữa: các hài nhi hôm nay thấy mình ở một môi trường xa lạ.. có thể là chúng cảm thấy nóng quá, quần áo, khăn tã quấn quanh nhiều quá.

Có lẽ chúng cảm thấy nhiệt độ tăng vọt. Chúng khóc vì những lý do này.

Chúng cũng khóc vì đói.

Kiểu khóc thứ ba: là khóc ‘phòng ngừa’.

Đó không phải là một chuyện lạ.

Chúng không biết điều gì sẽ xảy ra.

Một đứa bắt đầu nghĩ ‘Mình phải khóc ré lên trước’ cho chắc ăn.

Đó là một động thái phòng thủ.

Điều quan trọng là chúng cảm thấy thoải mái.

Hãy cẩn thận đừng quấn quanh chúng nhiều quá khiến chúng bị nóng.

Nếu chúng khóc vì đói, hãy cho chúng ăn uống.

Đối với các bà mẹ, tôi nói điều này: đừng sợ cho các em bé bú để giữ cho bầu khí được yên tĩnh.

Chúa muốn điều này, bởi vì khi có nguy hiểm, có một tiếng gọi đa âm hưởng.

Một đứa bắt đầu khóc, rồi đứa khác khóc theo, những đứa khác bắt chước khóc ré lên.

Khi đó, nó sẽ là một dàn đồng ca những tiếng khóc.

Chúng ta sẽ tiếp tục buổi lễ này, trong yên bình, với một nhận thức được đặt trên vai anh chị em, đó là hãy thông truyền đức tin cho con cái mình.”

Nguồn: Vietcatholic.net

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận