chi tiết
Cập nhật 20:50 25/10/2021 Lượt xem: 344
Share via Email
In bài viết

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là hai vị Tông đồ vĩ đại của Phúc âm; hai trụ cột của Giáo hội.

Trọng tâm trong câu chuyện của các ngài không phải là năng khiếu và khả năng của chính các vị; nhưng là sự thay đổi cuộc đời sau khi đã gặp Chúa Kitô.

Các ngài đã trải nghiệm một tình yêu chữa lành và giải thoát.

Sau đó, các ngài trở thành Tông đồ mang đến tự do cho những người khác.

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã được tự do vì các ngài đã được giải thoát.

Thánh Phêrô, người đánh cá đến từ Galilê

Thánh nhân được giải thoát khỏi cảm giác thiếu thốn và thất bại cay đắng nhờ tình yêu vô điều kiện của Chúa.

Dù là người đánh cá lành nghề, thánh nhân đã nếm trải sự thất vọng vì không đánh bắt được gì.

Khi thấy lưới trống của mình, ngài đã bị cám dỗ để gác mái chèo của mình lên.

Dù mạnh mẽ và nóng nảy, nhưng Phêrô thường chịu khuất phục trước sự sợ hãi.

Mặc dù là môn đệ nhiệt thành của Chúa, thánh nhân vẫn suy nghĩ theo tiêu chuẩn thế gian.

Ngài không hiểu và không chấp nhận ý nghĩa của thập giá Chúa Kitô.

Ngay cả khi nói rằng mình đã sẵn sàng hiến mạng sống cho Chúa Giêsu; thì việc ai đó nghi ngờ ngài là một trong các môn đệ của Chúa Kitô cũng đã đủ để khiến ngài sợ hãi chối bỏ Thầy.

Dù sao thì Chúa Giêsu cũng yêu Thánh Phêrô và sẵn sàng mạo hiểm với thánh nhân.

Chúa Giêsu khuyến khích Phêrô đừng bỏ cuộc; hãy thả lưới một lần nữa; bước đi trên mặt nước; tìm thấy sức mạnh để chấp nhận sự yếu đuối của mình.

Bằng cách này, Chúa Giêsu giải thoát Phêrô khỏi sự sợ hãi; khỏi những tính toán chỉ dựa trên mối quan tâm của thế gian.

Chúa Giêsu đã mang lại cho thánh nhân dũng khí để mạo hiểm tất cả mọi thứ và niềm vui trở thành ngư phủ chài lưới người.

Chính thánh Phêrô là người được Chúa Giêsu kêu gọi để củng cố đức tin cho anh em.

Chúa Giêsu đã ban cho thánh nhân chìa khóa để mở những cánh cửa dẫn đến cuộc gặp gỡ với Chúa và sức mạnh để ràng buộc và tháo gỡ.

“Để ràng buộc anh chị em của ngài với Chúa Kitô và nới lỏng những nút thắt và xiềng xích trong cuộc sống của họ.”

Tông đồ Phaolô cũng cảm nghiệm được sự tự do mà Chúa Kitô mang lại cho ngài.

Thánh nhân được giải phóng khỏi hình thức nô lệ áp bức nhất. Đó là chế độ nô lệ đối với bản thân mình.

Từ Saulô, tên của vị vua đầu tiên của Israen, thánh nhân trở thành Phaolô, có nghĩa là “nhỏ bé”.

Ngài là một kẻ bắt bớ độc ác các Kitô hữu.

Thánh Phaolô nhận ra rằng “Những gì thế gian cho là yếu kém thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh”.

Ngài đã có một kinh nghiệm Lễ Vượt Qua: đó là Chúa giải thoát ngài.

Trước hết chính các ngài đã được giải thoát nhờ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô.

Chúa Giêsu bảo đảm sự gần gũi bằng cách cầu nguyện và chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa Cha.

Chúa Giêsu không xét đoán họ hay làm nhục họ. Thay vào đó, Chúa Giêsu chia sẻ cuộc sống của họ với sự trìu mến và gần gũi.

Chúa Giêsu ủng hộ họ bằng lời cầu nguyện của mình, đôi khi trách móc khiến họ thay đổi.

Với ông Phêrô, Chúa Giêsu nhẹ nhàng nói: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin”.

Và với Phaolô, Chúa nói: “Saulô, Saulô, sao ngươi bắt bớ ta?”

Ngài nhẹ nhàng khiển trách khi chúng ta đi chệch hướng giúp chúng ta tìm thấy sức mạnh và tiếp tục cuộc hành trình.

Giống như Phêrô, chúng ta được kêu gọi để thoát khỏi cảm giác thất bại trước những cuộc đánh cá thảm khốc của chúng ta.

Giống như Phaolô, chúng ta được mời gọi để thoát khỏi sự phô trương bề ngoài giả hình, sự cám dỗ để thể hiện mình.

(Nguồn VietCatholic.net)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận