Sống mầu nhiệm Thánh Thể
Các giám mục Hoa Kỳ mời gọi tín hữu sống mầu nhiệm Thánh Thể với đức tin và lòng mến
Tài liệu có tựa đề “Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Giáo hội” được thông qua sau cuộc bỏ phiếu điện tử kín, với 222 phiếu thuận và 8 phiếu chống, hôm 17/11/2021.
Tài liệu được chia thành hai phần: “Chúa Kitô ban tặng chính mình trong Thánh Thể và sự đáp trả của chúng ta đối với món quà đó”.
Tài liệu không đề cập đến việc cấm các cá nhân hay các nhóm rước lễ nhưng kêu gọi các nhân vật của công chúng có trách nhiệm đưa ra các lập trường phù hợp với đức tin và luân lý của Giáo hội.
Thông phần vào sự sống của Thiên Chúa
Trong tài liệu, các giám mục suy tư về món quà Thánh Thể, nhắc rằng Thánh Thể “không gì khác hơn là thông phần vào chính sự sống của Thiên Chúa, trong sự hiệp thông tình yêu giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
Thánh lễ tái diễn hy tế của Chúa Kitô, nhờ đó chúng ta được hoà giải với Chúa Cha.
Sự hiện diện Thực sự của Chúa Kitô
Các giám mục cũng nhấn mạnh đến một khía cạnh thiết yếu khác là Sự hiện diện Thực sự của Chúa Kitô.
“Trong Bí tích Thánh Thể, bánh và rượu thực sự được biến đổi thành Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính của Chúa Kitô nhưng vẫn không ngừng xuất hiện như bánh và rượu đối với các giác quan của chúng ta.
Thực tế này là một trong những mầu nhiệm trung tâm của đức tin Công giáo”.
Các giám mục kêu gọi tín hữu thờ lạy Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể qua việc Chầu, Rước kiệu, và thực hành 40 giờ sùng kính, cũng như Rước lễ.
Tài liệu viết: “Chúa ở với chúng ta trong Mầu nhiệm Thánh Thể được cử hành trong các giáo xứ và cơ sở truyền giáo của chúng ta, trong những thánh đường đẹp đẽ và trong những nhà nguyện nghèo nhất của chúng ta”.
Đáp trả bằng cuộc sống
Chúng ta đáp lại quà tặng Thánh Thể này bằng việc tạ ơn Chúa về những gì Người đã ban cho chúng ta.
Lòng biết ơn này được thể hiện rõ nhất khi chúng ta “tham gia đầy đủ, có ý thức và tích cực vào việc cử hành phụng vụ”.
Tài liệu lưu ý rằng Bí tích Thánh Thể cũng liên quan đến sự biến đổi của chúng ta trong Chúa Kitô, nó tác động đến mọi khía cạnh của đời sống Kitô hữu của chúng ta, bao gồm cả cuộc sống công khai của chúng ta.
Đón nhận Thánh Thể, chúng ta được tràn đầy tình yêu và mở rộng cho những người xung quanh chúng ta, đặc biệt là đối với những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất.
Tội trọng và việc rước lễ
Sự hoán cải là một khía cạnh quan trọng khác, vì lãnh nhận Bí tích Thánh Thể trong tình trạng tội trọng có thể gây hại cho chúng ta.
Khi người Công giáo ở trong tình trạng tội trọng, chúng ta phải tìm đến Bí tích Hòa giải và lãnh ơn tha tội trước khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể.
Sự nhất quán giữa đời sống và Thánh Thể
Các Giám mục lặp lại một phần tài liệu năm 2006 về Bí tích Thánh Thể, trong đó kêu gọi những người Công giáo công khai chối bỏ “các giáo lý đã được Giáo hội xác định, hoặc cố ý và cố chấp từ chối giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề luân lý,” không rước lễ.
Các ngài cũng lưu ý rằng “việc rước lễ trong hoàn cảnh như vậy cũng có thể làm gương xấu cho người khác”.
Thánh lễ trực tuyến ngày 2-5-2022 vào lúc 17:30 tại Nhà nguyện Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn: thứ Hai tuần 3 Phục sinh, do Lm. Laurensô Hoàng Bá Quốc Huy chủ sự.