chi tiết
Cập nhật 11:03 01/09/2022 Lượt xem: 373
Share via Email
In bài viết

Đồng hành cùng con

Làm sao để các bậc cha mẹ có thể đồng hành được cùng con cái trong độ tuổi các em bước qua tuổi trưởng thành?

Đó là giai đoạn cha mẹ dễ mất kết nối, không thể trò chuyện được với con của mình.

Đứa con sống khép kín hơn và không chia sẻ với cha mẹ.

Đối với các bạn trẻ thì muốn thoát khỏi vòng tay của cha mẹ để các bạn có thể tự mình quyết định theo những sở thích của mình, làm theo ý mình muốn mà không muốn nghe theo sự quản thúc của cha mẹ.

Lm GB. Phương Đình Toại thuộc Dòng Camilo chia sẻ với chủ đề: Để con được lớn lên.

Đây là thách đố rất lớn dành cho các gia đình cũng như các bạn trẻ ngày hôm nay.

Có nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Yếu tố khách quan lớn nhất trong cuộc sống là xã hội phát triển rất nhanh.

Xã hội phát triển nhanh nhưng tương tác giữa cha mẹ với con cái lại không như ngày xưa.

Con cái dành quá nhiều thời gian cho các phương tiện truyền thông như điện thoại di động, mạng xã hội nên đánh mất cái kết nối với cha mẹ.

Đó là điểm yếu đầu tiên.

Đời sống vĩ mô trong gia đình ngày càng nhỏ dần, cái tương tác giữa gia đình của mình với hàng xóm cũng ít đi.

Tương tác ít đi nên khả năng hiểu nhau rất khó.

Ngày hôm nay, nhiều bạn trẻ lớn lên trong gia đình nhỏ.

Ví dụ một gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con thôi nên việc cha mẹ lo cho con từ nhỏ quá nhiều, lo mọi thứ nên trẻ không biết lo gì hết và đến một độ tuổi nào đó, tuổi trưởng thành, sau 18 tuổi, đứa con cần phải bước ra khỏi gia đình thì nó gặp phải sự đối kháng, nó muốn bước ra nhưng nó không tự tin.

Điều quan trọng là cha mẹ có định hướng giúp cho con là người lớn từ ban đầu.

Giúp con xây dựng định hướng sống và mục đích sống.

Theo nghiên cứu của đại học Standford thì chỉ có khoảng 20% trẻ có định hướng và mục đích sống rõ ràng.

Một cái bẫy mà cha mẹ ngày hôm nay vấp phải đó là:

Cha mẹ quá bảo vệ, quá kiểm soát, quyết định thay cho con quá nhiều thứ nên con không thể hình thành bản ngã về bản thân mình, không biết mình là ai và cần đi đâu.

Những cái bẫy lớn tồn đọng mà người cha, người mẹ cần nhận ra để hướng con đến tuổi trưởng thành:

1. Cha mẹ chăm trẻ luôn nghĩ nó là một đứa trẻ, lo tất cả nên đứa trẻ không biết làm gì như giặt giũ, nấu cơm…trong sinh hoạt hàng ngày, tự lo cho bản thân khôngg được.
2. Cha mẹ luôn luôn coi trẻ  là con nít, áp đặt tư tưởng của mình, nó có một chút xíu tư tưởng nổi loạn là mình bị sốc.

Khi đứa trẻ về kể chuyện gì đó thì cha mẹ luôn tìm cái sai, cái nguy hiểm để áp đặt hay để khuyến cáo trẻ, làm cho trẻ không dám thổ lộ cảm xúc

Hôm nay cái khó của người trẻ là  không thể đối thoại với cha mẹ cũng như cha mẹ không đối thoại được với con.

Vì cha mẹ có một cái nhìn phóng chiếu con của mình và muốn con của mình theo đó thôi, đứa con nói cái gì là sai hết.

Cuối cùng đứa con không thể biểu lộ cảm xúc của nó, nó sợ nói ra vì nói ra sợ cha mẹ buồn, sợ bị la nên nó dồn nén, nó rút lui và không còn kết nối giữa nó với cha mẹ về cảm xúc, về tương quan và từ từ không hiểu nhau, khi đó không đối thoại với nhau được.
3. Người cha, người mẹ vì có 1 hoặc 2 đứa con thôi nên thường hay phóng chiếu hình ảnh của mình lên con nghĩa là muốn con là hiện thân, sự tiếp nối của mình.

Đây là điều rất nguy hiểm vì đứa con không phải là mình.

Cha mẹ muốn con sửa lỗi lầm của mình đã vấp phải, muốn con mình hoàn hảo hơn mình hoặc là muốn con mình đạt được cái gì đó, ước mơ nào đó mà mình không làm được làm cho đứa con bị áp lực trong cuộc đời của nó.

Quan trọng là cha mẹ cần nhận diện được điều đó và hiểu rằng ngày hôm nay cần chuẩn bị cho nó ngay khi còn nhỏ.


Ngoài ra, một số chuyên đề liên quan cũng được Lm. Phương Đình Toại chia sẻ qua chương trình Dòng chảy Cuộc đời:

 

(Nguồn: tgpsaigon.net)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận