Khiêm nhường là cửa ngõ dẫn đến mọi nhân đức Sáng thứ Tư 22/5/2024, Đức Thánh Cha đã có buổi tiếp kiến chung hằng tuần với bài giáo lý về sự khiêm nhường. Đây là bài cuối cùng trong loạt...
chi tiết
Thinh Lặng Nội Tâm
Lm. Đaminh Giuse Nguyễn Thiết Thắng chia sẻ qua Hội Thảo “Thinh Lặng Nội Tâm.”
Chính trong thinh lặng chúng ta mới cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa, sự hiện diện của nhau.
Có 2 dạng Thinh lặng:
- Tiêu cực: dùng thinh lặng để trả thù, tra tấn lẫn nhau (về nhà sợ nhất vợ không nói gì).
- Tích cực: cảm nghiệm cuộc sống, hiểu nhau hơn.
Trước tiên phải nuôi dưỡng sự thinh lặng ở bên ngoài rồi mới có ở bên trong.
Vô tình chúng ta hay thích nói về sự hiểu biết của chúng ta, về bản thân mình.
Chúng ta cần tập thinh lặng bằng cách:
- Tập lắng nghe chính là tập thinh lặng
- Tập khả năng quan sát xung quanh, tập cho các giác quan nhạy cảm hơn những gì xảy ra xung quanh mình
Trong các đan viện, các đan sĩ thường không nói chuyện với nhau vì phải giữ thinh lặng, có thinh lặng ban ngày và thinh lặng ban đêm.
Thinh lặng ban ngày, các đan sĩ chỉ nói chuyện với nhau khi cần thiết hoặc nói với nhau ở những nơi chốn và thời gian được phép.
Thinh lặng ban đêm, các đan sĩ không nói gì cả.
- Đánh giá lại mối quan hệ của chúng ta với những người trong gia đình, bạn bè
- Dậy sớm trong ngày sống hơn một chút (5 phút, 15 phút) để cảm nghiệm sự yên lặng của bình minh, có thời gian sắp xếp chương trinh làm việc trong ngày.
- Tập thói quen gọn gàng giúp cho chúng ta thinh lặng nội tâm, bình an
- Cần có sự kiên nhẫn trong cuộc sống
- Tập sống giây phút hiện tại, đặc biệt trong cầu nguyện
- Phải có kỷ luật, sự giản dị trong cuộc sống
Link YouTube https://youtu.be/-0-ObU2Dw6g
Theo dõi
Đăng nhập
0 Comments