chi tiết
Cập nhật 21:49 20/10/2021 Lượt xem: 1009
Share via Email
In bài viết

Chạy xe Uber và Lyft

Khi chuẩn bị chạy xe Uber và Lyft, bạn cần biết các khoản mục chi phí được khấu trừ để chọn cách có lợi nhất cho khai thuế thu nhập cá nhân.

Các chi phí này được báo cáo trong phụ lục C (Schedule C) của tờ khai thuế mẫu 1040 (Form 1040), bao gồm 2 nhóm chính:

1. Chi phí chung

  • Phí điện thoại (Wireless Plans)
  • Điện thoại, Phụ kiện (Phone, Accessories)
  • Chiêu đãi hành khách (Passenger Treats)
  • Phí thành viên (Memberships)
  • Phí đậu xe, phí cầu đường (Parking, Tolls)
  • Phí kéo xe (Towing charges)
  • Phí câu lạc bộ ô tô (Auto club dues)

2. Chi phí xe cộ

  • Xăng (Gas)
  • Dầu (Oil)
  • Khấu hao và nâng cấp xe (Depreciation of your original vehicle and improvements)
  • Tiền bảo hiểm (Auto Insurance)
  • Thuê xe (Lease Payments)
  • Sửa chữa (Repairs)
  • Bảo dưỡng như thay dầu, thay phanh (Maintenance such as oil changes, brake replacements)
  • Giấy phép và phí đăng ký (licensing, and registration fees)
  • Vỏ xe (Tires)
  • Rửa xe (Washes)
  • Dụng cụ sửa chữa ô tô (Car repair tools)

Tách riêng giữa chi phí dùng cho công việc và cá nhân

Nhiều mục được liệt kê phía trên có thể sử dụng chung trong công việc kinh doanh và cá nhân.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng cùng một gói điện thoại cho cả công việc và cuộc sống cá nhân.

Đối với mục đích thuế, bạn cần chia tỷ lệ phần trăm của từng khoản chi phí, chỉ khấu trừ phần chi phí cho kinh doanh khỏi thu nhập kinh doanh của bạn.

Chọn lựa phương pháp khấu trừ cho chi phí xe cộ

Có 2 phương pháp khấu trừ, đó là:

  • Phương pháp chi phí thực tế
  • Phương pháp số dặm chuẩn

Cách duy nhất để biết chắc chắn phương pháp nào là tốt nhất, bạn cần ghi chép cẩn thận các chi phí năm đầu tiên khi sử dụng ô tô trong kinh doanh.

Cũng như các khoản khấu trừ thuế khác, bạn cần xác định phần trăm số dặm sử dụng trong kinh doanh.

Phương pháp chi phí thực tế

Phương pháp này được tính bằng cách cộng tất cả số tiền thực sự đã chi vào quá trình vận hành chiếc xe.

Đặc điểm:

  • Khoản khấu trừ có thể lớn, đặc biệt nếu bạn có một chiếc xe đắt tiền
  • Khoản khấu trừ có lợi hơn nếu lái xe ít dặm
  • Yêu cầu ghi chép chi tiết từng chi phí và lưu trữ tất cả biên lai, nhật ký quãng đường và các tài liệu khác.

Vì lý do này, nhiều người sử dụng một tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng cho tất cả các giao dịch kinh doanh của họ.

Bằng cách đó, họ có thể tham khảo bảng sao kê hàng tháng hoặc hồ sơ trực tuyến để theo dõi chính xác chi phí kinh doanh của mình.

Phương pháp số dặm chuẩn

Phương pháp này đơn giản hơn nhiều để tính toán việc sử dụng ô tô của bạn trong công việc kinh doanh.

Khi sử dụng khoản khấu trừ số dặm chuẩn, bạn không thể khấu trừ các chi phí cá nhân cho ô tô của mình.

Đặc điểm:

  • Có lợi nếu bạn lái một chiếc xe cũ hoặc rẻ tiền bởi vì bạn nhận được cùng một tỷ lệ khấu trừ cố định mà không liên quan đến giá trị chiếc xe
  • Có lợi nếu bạn lái nhiều dặm đường trong kinh doanh.
  • Nó không yêu cầu bạn theo dõi các giao dịch chi trả riêng lẻ và lưu biên lai
  • Bạn cần theo dõi số dặm đường chạy trong năm

Chụp ảnh đồng hồ đo quãng đường của bạn vào ngày đầu năm mới để tính tổng số dặm chạy trong năm

  • Bạn cần ghi lại nhật ký quãng đường của các lần lái xe kinh doanh, cá nhân và đi làm

Vì Uber và Lyft không theo dõi quãng đường bạn lái xe khi không có hành khách nên bạn sẽ cần ghi nhật ký quãng đường của riêng mình, bao gồm:

    • Ngày lái xe
    • Số đọc đồng hồ đo quãng đường bắt đầu và kết thúc
    • Mô tả về hoạt động kinh doanh
    • Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi chuyến đi

Nếu bạn không muốn ghi nhật ký bằng tay, các ứng dụng theo dõi quãng đường và chi phí có thể giúp bạn kiểm đếm chính xác khoản khấu trừ quan trọng này (https://mileiq.com)

Số dặm chuẩn cho doanh nghiệp được khấu trừ qua các năm

  • Năm 2021: 56 xu/dặm
  • Năm 2020: 57.5 xu/dặm
  • Năm 2019: 58 xu/dặm
  • Năm 2018: 54.5 xu/dặm

Cách duy nhất để biết khoản khấu trừ có lợi nhất là bạn cần tính toán cả hai phương pháp như ví dụ phía dưới

Các khoản mục chi phí Bán thời gian

Tổng số dặm chạy trong năm: 10.000 dặm

Đưa đón khách (công việc): 5.000 dặm

50% thời gian

Toàn thời gian

Tổng số dặm chạy trong năm: 40.000 dặm

Đưa đón khách (công việc): 30.000 dặm

75% thời gian

Xăng $ 985 $ 4.003
Dầu  $ 102 $ 195
Bảo hiểm  $ 1.300 $ 1.500
Sửa chữa $ 405 $ 1.215
Vỏ xe  $ 515 $ 525
Rửa xe $ 435 $ 875
Thuê xe $ 6.300
Khấu hao $ 3.165
Tổng cộng chi phí thực tế $ 10.042 $ 11.478
Khoản khấu trừ thực tế (1) 50% thời gian = $ 10.042 x 0.5 = $ 5.021 75% thời gian = $ 11.478 x 0.75 = $ 8.609
Khoản khấu trừ chuẩn (2) 5.000 dặm x 56 xu = 2.800 30.000 dặm x 56 xu = 16.800
Chênh lệch giữa  (1) và (2) 5.021 – 2.800 = 2.221

Khoản khấu trừ thực tế (1) có lợi hơn

8.609 – 16.800 = – 8.191

Khoản khấu trừ chuẩn (2) có lợi hơn

Có thể chuyển đổi giữa phương pháp số dặm chuẩn và chi phí thực tế không?

Có, nhưng chỉ khi bạn sử dụng phương pháp số dặm chuẩn trong năm đầu tiên xe của bạn đi vào hoạt động.

Sau đó, bạn có thể tính toán cả hai phương pháp và sử dụng phương pháp nào mang lại cho bạn khoản khấu trừ lớn hơn.

Nếu bạn áp dụng phương pháp chi phí thực tế trong năm đầu tiên, bạn phải dùng nó trong suốt thời gian sử dụng chiếc xe.

Để biết thêm thông tin, bạn truy cập trang mạng www.irs.gov

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận